Revenir au site

Điểm Danh Những Sản Phẩm Hổ Trợ Liền Sẹo Nhanh

Vấn đề về Sẹo luôn là một nỗi khiếp sợ của chị em phụ nữ.  Bởi có những vết sẹo nghiêm trọng cso thể đi da suốt cả cuộc đời. Để làm giảm mức độ nghiêm trọng của vết sẹo, phải chú ý chăm sóc từ lúc da bị thương. 

Bài viết hôm nay xin chia sẻ về một số thực phẩm làm chậm quá trình liền sẹo mà chúng ta cần tránh xa.

broken image

1. Những yếu tố gây ảnh hưởng đến quá trình liền sẹo và tình trạng sẹo

Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình liền sẹoSự hình thành sẹo là quá trình cơ thể tự chữa lành vết thương. Quá trình này làm tăng sinh và sắp xếp không có trật tự của collagen cùng một số thành phần khác, khiến da không bằng phẳng hoặc khác với màu da bình thường.

Một số yếu tố chính gây ảnh hưởng đến quá trình liền sẹo:Kích thước và chiều sâu của vết thương

Kích thước của vết sẹo to hay nhỏ phụ thuộc vào kích thước và chiều sâu của vết thương. Với mụn thì vết sẹo sẽ nhỏ hơn rất nhiều so với những vết thương do tai nạn, vết bỏng hoặc do phẫu thuật…Thường thì những vết thương nặng sẽ hình thành sẹo lồi hoặc sẹo lõm. Vì vậy, những vết sẹo càng lớn thì quá trình điều trị sẹo sẽ càng khó khăn.

Vị trí vết thương

Sẹo có thể hình thành ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Với những người có cơ địa yếu, dù là vết thương nhỏ cũng sẽ dễ dàng hình thành sẹo. Vị trí vết thương cũng ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sẹo của bạn. Bạn sẽ dễ bị sẹo lồi ở những vùng như: môi, cổ, ngực. Còn nếu bạn bị mụn trứng cá nặng, mụn bọc hay thủy đậu ở vùng mặt thì rất dễ hình thành sẹo lõm nếu không chăm sóc đúng cách.

Độ tuổi

Ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể hình thành những vết sẹo, tuy nhiên độ tuổi cũng là yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sẹo. Người càng lớn tuổi thì khả năng phục hồi vết thương trên da càng chậm, do đó tình trạng vết sẹo càng nặng hơn so với những người trẻ.

Cách xử lý vết thương

Tình trạng sẹo còn phụ thuộc vào cách xử lý vết thương của bạn. Nếu xử lý và chăm sóc vết thương đúng cách, cẩn thận thì vết thương nhanh lành và sẹo hình thành nhẹ, dễ điều trị. Ngược lại, nếu không biết cách chăm sóc thì vết thương dễ bị nhiễm trùng, lâu lành và để lại sẹo nặng.Ngoài ra, nếu bạn đang bị sẹo thì nên có kế hoạch sớm để điều trị, không để lâu dài sẹo sẽ chai lại và khó khăn trong điều trị.

Chế độ ăn uống

broken image

Chế độ ăn uống thiếu khoa học là nguyên nhân làm chậm quá trình liền sẹoTrong khi bị thương, một chế độ dinh dưỡng tốt như ăn đủ chất đạm như thịt, cá, đậu nành, đậu Hà Lan; thực phẩm chứa sắt, acid folic, vitamin C, vitamin B12,… sẽ có vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức đề kháng của cơ thể, tái tạo tế bào mới và làm vết thương mau lành.Ngược lại, nên kiêng những thực phẩm làm chậm quá trình liền sẹo và gây cảm giác ngứa vùng vết thương như rau muống, tôm, cua, cá biển,…

2. Những thực phẩm làm chậm quá trình liền sẹo

Rau muống

Rau muống có tính mát, có thể giải độc, nhuận tràng, lợi tiểu. Nhưng với những người đang có vết thương, ăn rau muống sẽ kích thích làm lành vết thương một cách thái quá khiến da dễ bị sẹo lồi. Vì vậy khi bị thương bạn nên tránh ra thực phẩm này. 

Hải sản

broken image

Nên hạn chế ăn các loại hải sảnHải sản được coi là một loại thực phẩm cực kỳ bổ dưỡng. Tuy nhiên đây là loại thực phẩm dễ gây dị ứng. Chính vì vậy khi bị thương không nên ăn hải sản, tránh làm vết thương ngứa ngáy, khó chịu, lâu lành và hình thành sẹo về sau.

Xúc xích, thịt xông khói, bánh kẹo

Những món ăn này tuy không ảnh hưởng trực tiếp lên vùng da bị thương, nhưng sẽ khiến cho bạn mất đi vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Gây thiếu hụt vitamin và khoáng chất cần thiết trong quá trình tái tạo tế bào, làm cho vết thương lâu lành hơn.

Thịt gà

Đôi với nhiều người, thịt gà sẽ làm cho vùng da bị thương chưa lành bị ngứa ngáy, khó chịu và lâu lành hơn, làm chậm quá trình liền sẹo. Vì vậy, tốt nhất là cố kiêng loại thực phẩm này cho đến khi vết thương lành hẳn.

Đồ nếp

broken image

Không sử dụng đồ nếpMón ăn từ nếp rất quen thuộc với người Việt như xôi chè, bánh chưng, bánh nếp các loại. Tuy nhiên, các loại đồ nếp có đặc tính nóng khiến cho vết thương dễ mưng mủ, sưng tấy, viêm nhiễm, lâu dần sẽ gây ra sẹo lồi. Do vậy, khi vết thương chưa lành, tốt nhất bạn nên tránh ăn những món từ nếp để hạn chế tình trạng sẹo xuất hiện trên da.

Thịt bò

Thịt bò rất bổ dưỡng nhưng nó sẽ khiến vết thương sậm màu hơn và từ đó hình thành sẹo thâm. Nhất là với những người đang bị mụn, ăn thịt bò nhiều khiến vết mụn lâu lành và để lại vết sẹo thâm rất khó làm mờ.

Đường

broken image

Hạn chế sử dụng đườngTất cả các loại thức ăn chứa nhiều đường đều không tốt cho sức khỏe, vóc dáng, làn da và cả vết thương. Đường có những tác động xấu đến lớp collagen nằm trên bề mặt các lớp biểu bì. Trong khi đó collagen lại là thành phần rất quan trọng cho sự duy trì đàn hồi của da, giúp tái tạo tế bào mới và đẩy nhanh quá trình liền sẹo.

Gừng

Theo nghiên cứu, gừng có thể gây cản trở việc hình thành cục máu đông, khiến vết thương khó lành và chậm quá trình liền sẹo. Vì vậy, bạn nên dùng một lượng gừng vừa phải trong thời gian vết thương phục hồi. (Tham khảo hướng dẫn cách chăm sóc da mặt sau nặn mụn an toàn nhất).Có một vài trong số những thực phẩm trên chưa được khoa học chứng minh là gây cản trở quá trình liền sẹo, nhưng được truyền lại theo kinh nghiệm của nhân gian.

 “Có kiêng có lành”, nếu đang bị thương trên da hay bị mụn, nên tránh xa những thực phẩm trên nhé. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn, Miss Tram – Natural Beauty Center chúc các bạn luôn có một làn da khỏe đẹp.

Nguồn bài: https://thammymisstram.vn/thuc-pham-lam-cham-qua-trinh-lien-seo/